Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến là vợ chồng tôi lại nhìn nhau ngán ngẩm, không biết nên mua quà gì biếu bố mẹ. Mỗi khi nhắc đến chuyện này, dù không nói ra nhưng cả hai đều biết, bản thân đều nghĩ về bố mẹ mình, nghĩa là vợ thì nghĩ đến việc mua gì cho bố mẹ đẻ, còn tôi cũng đang ngóng về quê, nơi bố mẹ đang sinh sống cùng cậu em trai.
Năm ngoái, Tết đầu tiên được làm con rể, tôi dự định phải sắm Tết thật hoành tráng để bố mẹ vợ hài lòng. Một phần cũng vì sĩ diện của đàn ông, một phần cũng để lấy lòng bố mẹ vợ vì hai vợ chồng tôi vẫn ở cùng nhà với ông bà.
Nghĩ là làm, trước Tết vài ngày, tôi hì hục khuân rượu Tây về biếu bố vợ, bộ áo dài nhung loại xịn biếu mẹ vợ, và hai cô em vợ thì tôi không quên lì xì với phong bao dày cộp. Tôi cũng sắm sửa bánh kẹo ngoại, đồ ăn toàn "của ngon vật lạ" biếu nhạc phụ, nhạc mẫu.
Nhưng nhà vợ ở thành phố, kinh tế rất khá, vì vậy, đồ tôi mua dù xịn đến mấy cũng bị chê thẳng mặt. Rốt cuộc, bố vợ cầm chai rượu Tây lên, phán câu xanh rờn: "Bố bị huyết áp cao có uống được rượu đâu", "Cái áo dài này chẳng hợp với dáng mẹ tẹo nào nhỉ, hình như màu này hơi già ". Rồi đến màn "khảo giá", thứ gì mẹ vợ cũng giả vờ chép miệng: "Đắt quá! Lương hai đứa mày được bao nhiêu mà bày vẽ!".... Thế là đi tong tháng lương và khoản tiền thưởng Tết mà chẳng được ai trong nhà vợ dành tặng cho lời có cánh nào.
Vợ chồng cãi nhau vì chồng mua quá nhiều quà đắt tiền cho bố mẹ đẻ. (Ảnh minh họa)
Năm nay, khi con gái được 5 tháng cũng là lúc vợ chồng tôi lại hối hả sắm sửa, chuẩn bị về quê ăn Tết nhà ông bà nội. Khỏi phải nói tôi cảm thấy vui thế nào vì được ăn Tết bên bố mẹ mình.
Vợ tôi, vì mải con nhỏ nên giao phó hoàn toàn cho tôi tự quyết quà cho bố mẹ hai bên. Vì vẫn còn ấm ức mua quà đắt tiền cho bố mẹ vợ nhưng vẫn bị chê vào năm trước, năm nay, tôi không mua bất cứ quà nào cho bố mẹ vợ nữa mà lập tức gọi người khuân về bộ sofa mới coóng, thêm cái tivi LED treo tường để biếu bố mẹ đẻ ở quê xem ... cho đỡ hại mắt. Chưa cảm thấy hài lòng, tôi mạnh tay mua cả một con lợn 50kg nhà bác hàng xóm về thịt, kéo anh em sang đánh chén, ăn nhậu túy lúy.
Bố mẹ tôi hãnh diện lắm vì đã lâu rồi không được ăn Tết cùng con trai cả, lại được sắm sửa quá chu đáo nên ai đến cũng khoe.
Vợ không rõ kế hoạch của tôi, nên khi biết tất cả những đồ đạc mới trong nhà bố mẹ có đều do tôi sắm sửa, mua tặng thì ra điều ấm ức lắm. Vợ tôi cho rằng, tôi quá lãng phí và không cần thiết phải mua nhiều đồ như vậy cho bố mẹ.
Cô ấy nói tôi không biết điều khi chỉ chăm chăm lo cho bố mẹ mình, mà quên không sắm sửa cho bố mẹ vợ. Tôi lấy lý do cho rằng, do mẹ vợ lương hưu cao, lương ông còn cao hơn cả lương vợ, nên không cần phải sắm Tết cho ông bà. Ngược lại, bố mẹ chồng ở quê, nhà nghèo, thiệt thòi nên muốn sắm sửa bù đắp.
Vợ tôi nghe đến đó thì giãy nảy lên và cho rằng tôi "nhất bên trọng, nhất bên khinh", rằng tôi là thằng con rể "ăn cháo đá bát", khi ở nhờ nhà vợ mà tâm trí chỉ biết hướng về bố mẹ đẻ.
Cô ấy xa xả mắng tôi lãng phí, khi "vung tay quá trán", dồn toàn bộ tiền lương, tiền thưởng tháng Tết vào việc mua đồ đạc tặng bố mẹ. Vợ tôi lo sau Tết cả hai không còn tiền để dùng nên càng nhiếc móc tôi thậm tệ.
Tôi thấy mình cũng hơi sai khi "vung tay quá trán", nhưng cách cô ấy nhiếc móc tôi khiến tôi chạnh lòng. Liệu tôi có nên tiếp tục ở nhà vợ hay qua Tết sẽ chuyển hẳn ra ngoài sống riêng?. Nếu chúng tôi ở nhà thuê, có khi dịp Tết năm sau sẽ không còn những câu chuyện như thế này nữa
Năm ngoái, Tết đầu tiên được làm con rể, tôi dự định phải sắm Tết thật hoành tráng để bố mẹ vợ hài lòng. Một phần cũng vì sĩ diện của đàn ông, một phần cũng để lấy lòng bố mẹ vợ vì hai vợ chồng tôi vẫn ở cùng nhà với ông bà.
Nghĩ là làm, trước Tết vài ngày, tôi hì hục khuân rượu Tây về biếu bố vợ, bộ áo dài nhung loại xịn biếu mẹ vợ, và hai cô em vợ thì tôi không quên lì xì với phong bao dày cộp. Tôi cũng sắm sửa bánh kẹo ngoại, đồ ăn toàn "của ngon vật lạ" biếu nhạc phụ, nhạc mẫu.
Nhưng nhà vợ ở thành phố, kinh tế rất khá, vì vậy, đồ tôi mua dù xịn đến mấy cũng bị chê thẳng mặt. Rốt cuộc, bố vợ cầm chai rượu Tây lên, phán câu xanh rờn: "Bố bị huyết áp cao có uống được rượu đâu", "Cái áo dài này chẳng hợp với dáng mẹ tẹo nào nhỉ, hình như màu này hơi già ". Rồi đến màn "khảo giá", thứ gì mẹ vợ cũng giả vờ chép miệng: "Đắt quá! Lương hai đứa mày được bao nhiêu mà bày vẽ!".... Thế là đi tong tháng lương và khoản tiền thưởng Tết mà chẳng được ai trong nhà vợ dành tặng cho lời có cánh nào.
Vợ chồng cãi nhau vì chồng mua quá nhiều quà đắt tiền cho bố mẹ đẻ. (Ảnh minh họa)
Năm nay, khi con gái được 5 tháng cũng là lúc vợ chồng tôi lại hối hả sắm sửa, chuẩn bị về quê ăn Tết nhà ông bà nội. Khỏi phải nói tôi cảm thấy vui thế nào vì được ăn Tết bên bố mẹ mình.
Vợ tôi, vì mải con nhỏ nên giao phó hoàn toàn cho tôi tự quyết quà cho bố mẹ hai bên. Vì vẫn còn ấm ức mua quà đắt tiền cho bố mẹ vợ nhưng vẫn bị chê vào năm trước, năm nay, tôi không mua bất cứ quà nào cho bố mẹ vợ nữa mà lập tức gọi người khuân về bộ sofa mới coóng, thêm cái tivi LED treo tường để biếu bố mẹ đẻ ở quê xem ... cho đỡ hại mắt. Chưa cảm thấy hài lòng, tôi mạnh tay mua cả một con lợn 50kg nhà bác hàng xóm về thịt, kéo anh em sang đánh chén, ăn nhậu túy lúy.
Bố mẹ tôi hãnh diện lắm vì đã lâu rồi không được ăn Tết cùng con trai cả, lại được sắm sửa quá chu đáo nên ai đến cũng khoe.
Vợ không rõ kế hoạch của tôi, nên khi biết tất cả những đồ đạc mới trong nhà bố mẹ có đều do tôi sắm sửa, mua tặng thì ra điều ấm ức lắm. Vợ tôi cho rằng, tôi quá lãng phí và không cần thiết phải mua nhiều đồ như vậy cho bố mẹ.
Cô ấy nói tôi không biết điều khi chỉ chăm chăm lo cho bố mẹ mình, mà quên không sắm sửa cho bố mẹ vợ. Tôi lấy lý do cho rằng, do mẹ vợ lương hưu cao, lương ông còn cao hơn cả lương vợ, nên không cần phải sắm Tết cho ông bà. Ngược lại, bố mẹ chồng ở quê, nhà nghèo, thiệt thòi nên muốn sắm sửa bù đắp.
Vợ tôi nghe đến đó thì giãy nảy lên và cho rằng tôi "nhất bên trọng, nhất bên khinh", rằng tôi là thằng con rể "ăn cháo đá bát", khi ở nhờ nhà vợ mà tâm trí chỉ biết hướng về bố mẹ đẻ.
Cô ấy xa xả mắng tôi lãng phí, khi "vung tay quá trán", dồn toàn bộ tiền lương, tiền thưởng tháng Tết vào việc mua đồ đạc tặng bố mẹ. Vợ tôi lo sau Tết cả hai không còn tiền để dùng nên càng nhiếc móc tôi thậm tệ.
Tôi thấy mình cũng hơi sai khi "vung tay quá trán", nhưng cách cô ấy nhiếc móc tôi khiến tôi chạnh lòng. Liệu tôi có nên tiếp tục ở nhà vợ hay qua Tết sẽ chuyển hẳn ra ngoài sống riêng?. Nếu chúng tôi ở nhà thuê, có khi dịp Tết năm sau sẽ không còn những câu chuyện như thế này nữa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét